Welcome !

Chào mừng và cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog của tôi, hi vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

Saturday, June 7, 2008

Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới năm 2007 (1)

(theo Dân trí) - Dựa trên ý kiến bạn đọc, tạp chí danh tiếng Business Week đã lên danh sách 20 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới trong năm 2007.
Trong một năm có nhiều khó khăn và biến động như 2007, việc lựa chọn những nhà lãnh đạo tài ba không phải là công việc dễ dàng.

Danh sách này không chỉ có những người nổi tiếng, thường xuyên xuất hiện trước công chúng, mà cũng có những tài năng khá kín tiếng, như Mark Hurd, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ Hewlett-Packard, hay HP.
Dưới đây là chân dung 10 người đầu tiên trong danh sách 20 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới năm 2007 do tạp chí Business Week tổ chức bình chọn:
CEO của tập đoàn Apple - Steve Jobs


Mukesh Ambani

Chủ tịch Reliance Industries

Mukesh Ambani cũng là một trong những người giàu nhất thế giới

Là một kỹ sư hoá, Ambani muốn thành lập một nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới tại bang Gujarat của Ấn Độ. Tập đoàn của ông hiện sở hữu nhiều cơ sở lọc dầu trên khắp thế giới và vẫn đang tiếp tục tìm mua thêm. Ông là một nhà lãnh đạo tài năng và cũng là một người nổi tiếng chi tiêu “phóng tay”. Mới đây, ông đã mua tặng vợ một chiếc máy bay cá nhân trị giá 59 triệu USD làm quà sinh nhật. Ambani cũng đang cho xây ngôi nhà mơ ước của mình: toà nhà 27 tầng với 2 bể bơi, 2 bãi đỗ xe dưới tầng hầm, nhà hát 100 chỗ ngồi và bãi đáp máy bay.





Lloyd Blankfein
Chủ tịch kiêm CEO của Goldman Sachs


Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ đã khiến hàng loạt tập đoàn tài chính lớn thua lỗ nặng, không ít CEO đã phải ra đi, trong đó có Citigroup, Merrill Lynch, và UBS. Tuy nhiên, có một tập đoàn đầu tư gần như không “hề hấn” gì: Goldman Sachs. Và công lớn thuộc về “thuyền trưởng” Lloyd Blankfein. Kết thúc năm 2007, nhân viên của ông thậm chí còn nhận được số tiền thưởng cao hơn năm 2006 gần 6%. Riêng Chủ tịch kiêm CEO Lloyd Blankfein “bỏ túi” gần 70 triệu USD tiền lương và thưởng - mức kỷ lục đối với một CEO trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng Mỹ.








Angela Braly
CEO của tập đoàn bảo hiểm y tế WellPoint


Angela Braly là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất ngành dịch vụ y tế. Nhiều người bất ngờ khi bà được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu tập đoàn bảo hiểm y tế WellPonit nhưng không lâu sau, Angela Braly đã chứng tỏ mình là người thực sự cần thiết cho tương lai của tập đoàn.












Jamie Dimon
CEO của JPMorgan Chase


Jamie Dimon được ví như “bàn tay thép” của JPMorgan, với chính sách quản lý cứng rắn nhưng hiệu quả. Ông được coi là người đã giúp JPMorgan Chase ít bị ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoản tín dụng trên thị trường Mỹ. Trong khi các công ty khác thông báo thua lỗ trên dưới 10 tỷ USD, tập đoàn do Jamie Dimon điều hành lỗ 1,3 tỷ USD và giá cổ phiếu chỉ giảm 4%.











Al Gore
Giải Nobel Hoà bình năm 2007, Giám đốc Apple


Năm 2007, cái tên Al Gore từ chỗ được nhắc tới với cương vị phó Tổng thống Mỹ đã trở thành một "ngôi sao" trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tháng 11 năm ngoái, ông cùng với Uỷ ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về vấn đề thay đổi khí hậu đã được trao giải Nobel Hoà bình. Ngoài các hoạt động môi trường, ông còn thể hiên tài kinh doanh bằng việc tham gia ban giám đốc tập đoàn Apple.



Carlos Slim Helú
Chủ tịch tập đoàn América Móvil


Tỷ phú Mêxicô Carlos Slim Helú hiện là một trong 3 người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản khoảng 68 tỷ USD. “Đế chế” của ông rải từ ngân hàng, xây dựng hạ tầng, viễn thông đến hãng không giá rẻ. Ông hiện là Chủ tịch América Móvil, tập đoàn cung cấp dịch vụ không dây lớn nhất khu vực châu Mỹ Latinh, với 137 triệu khách hàng ở 16 nước trên thế giới.









Mark Hurd
CEO của Hewlett-Packard (HP)

Mark Hurd hiếm khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Ông không tham gia các cuộc hội thảo quốc tế cấp cao, như Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thuỵ Sĩ). Dường như tất cả sức lực và trí tuệ của Mark Hurd chỉ dành vào một việc duy nhất: lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới Hewlett-Packard.


Ông được đánh giá là một nhà lãnh đạo tài ba trong một lĩnh vực phức tạp và nhiều cạnh tranh như máy tính. HP không chỉ thành công trên thị trường sản phẩm công nghệ cao phục vụ người tiêu dùng mà còn cho cả khối doanh nghiệp - điều rất ít công ty làm được. Với thị trường tiêu dùng, ông hướng HP tập trung vào những thiết kế thân thiện với người sử dụng. Trong khi đó, với khối doanh nghiệp, HP tập trung phát triển các phần mềm quản lý dữ liệu đắt tiền.







Steve Jobs
CEO của Apple


Năm 2007, Apple chứng kiến giá cổ phiếu của công ty tăng 118%, doanh số tăng 24% và doanh thu tăng 75% so với năm tài chính 2006. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì khiến Steve Jobs trở nên nổi tiếng. Quan trọng hơn, Apple giữ vững vị trí là tập đoàn tiên phong, thiết lập tiêu chuẩn thiết kế sản phẩm công nghệ cao của thế kỷ 21, từ điện thoại di động đến máy tính.















Alan Lafley
CEO của Procter & Gamble (P&G)


Kể từ khi nắm giữ cương vị điều hành cao nhất của Procter & Gamble (P&G) vào tháng 6/2000, A.G. Lafley đã có một cú “lội ngược dòng” ngoạn mục, không chỉ đưa P&G ra khỏi khủng hoảng mà còn giúp tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới này đạt mức tăng trưởng 10%/quý và mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực. P&G hiện sở hữu hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như dao cạo râu Gillette, bột giặt Tide, kém đánh răng Crest, kem dưỡng da Olay, dầu gội đầu Pantene…












Robert Lane
CEO của Deere & Co.


Robert Lane là một tên tuổi ít quen thuộc với giới truyền thông. Nhưng trong lĩnh vực thiết bị nông nghiệp, ông và Deere & Co rất có uy tín, với các loại máy kéo, máy thu hoạch… Giá cố phiếu của tập đoàn này đã tăng hơn 75% trong năm 2007, do sự bùng nổ của ngành nông nghiệp thế giới. Những thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đủ để bù đắp kết quả kinh doanh không mấy khả quan của tập đoàn trong lĩnh vực xây dựng và lâm nghiệp.

Đặng Lê
Theo Business Week

No comments:

Các bài gần đây